Thế hệ thứ bảy của máy chơi trò chơi điện tử

Trong lịch sử trò chơi điện tử, thế hệ thứ 7 bắt đầu vào cuối năm 2005 với máy chơi trò chơi điện tử tại gia nhờ phát hành Xbox 360 của MicrosoftPlayStation 3 (PS3) của Sony Computer Entertainment cũng như Wii của Nintendo vào năm sau. Mỗi máy chơi trò chơi đều ra mắt một loại đột phá mới trong công nghệ: Xbox 360 có thể chơi được các trò ở độ phân giải HD, PlayStation 3 cung cấp khả năng phát HD thông qua đầu Blu-ray 3D tích hợp; trong khi Wii tập trung vào việc tích hợp các bộ điều khiển với cảm biến chuyển động.[1] Một số bộ điều khiển Wii có thể được di chuyển để điều khiển các hành động trong trò chơi, cho phép người chơi mô phỏng các hành động trong thế giới thực thông qua chuyển động trong khi chơi. Đối với máy chơi trò chơi cầm tay bắt đầu vào tháng 11 năm 2004 với việc giới thiệu Nintendo DS (NDS) ở Bắc Mỹ, cùng với Game Boy AdvanceGameCube của Nintendo.[2] Một máy chơi trò chơi điện tử cầm tay khác, PlayStation Portable (PSP) cũng đã ra mắt vào tháng 12.Sony Computer Entertainment đã phát hành PlayStation Move vào tháng 9 năm 2010. PlayStation Move có tính năng chơi trò chơi cảm biến chuyển động tương tự như Wii. Microsoft cũng tham gia vào lĩnh vực cảm biến chuyển động vào tháng 11 năm 2010 với Kinect (với tên trước là "Project Natal" vào tháng 6 năm 2009). Không giống như PlayStation Move và Wii, Kinect không sử dụng bất kỳ bộ điều khiển nào, và thay vào đó chính người chơi đóng vai trò là "bộ điều khiển". Kinect đã bán được 8 triệu chiếc trong 60 ngày đầu tiên xuất hiện trên thị trường, được ghi nhận Kỷ lục Guinness là "thiết bị điện tử tiêu dùng bán chạy nhất".[3][4]Các hệ máy chơi trò chơi cầm tay như Nintendo DS (NDS), ra mắt vào ngày 21 tháng 11 năm 2004, có màn hình cảm ứng và micrô tích hợp, hỗ trợ các tiêu chuẩn không dây IEEE 802.11 (Wi-Fi).[5] Ngoài ra phiên bản khác của NDS, Nintendo DSi, chứa hai camera tích hợp, có khả năng tải xuống các trò chơi từ cửa hàng DSi và trình duyệt web. PlayStation Portable (PSP), phát hành vào ngày 12 tháng 12 năm 2004. Nó là máy chơi trò chơi cầm tay đầu tiên sử dụng định dạng đĩa quang, như Universal Media Disc (UMD) làm phương tiện lưu trữ chính. Sony cũng cho ra khả năng đa phương tiện của PSP, kết nối với PlayStation 3 và PlayStation 2 với các PSP khác cũng như kết nối Internet. NDS cũng có khả năng kết nối internet thông qua Nintendo Wi-Fi Connection và Nintendo DS Browser, cũng có thể kết nối không dây với các máy DS và Wifi khác. Mặc dù có doanh số cao, PSP vẫn luôn bị tụt so với NDS, nhưng PSP vẫn có thể giữ cho mình là chiếc máy "không phải Nintendo" bán chạy nhất.[6]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thế hệ thứ bảy của máy chơi trò chơi điện tử http://www.analog.com/en/press-release/May_09_2006... http://www.darkain.com/nintendo_ds/nifi.php http://community.guinnessworldrecords.com/_Kinect-... http://www.n-sider.com/contentview.php?contentid=5... https://www.engadget.com/2011/03/09/microsoft-sell... https://gizmodo.com/gadgets/psp-vs-ds/8-reasons-wh... https://web.archive.org/web/20050217195147/http://... https://web.archive.org/web/20110311213211/http://...